Điện thoại Android sau một thời gian dài sử dụng sẽ xảy ra tình trạng chậm, giật lag, gây ra tình trạng khó chịu cho người dùng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý điện thoại Android chạy chậm như nào, tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Xóa bỏ những ứng dụng không dùng đến

Một trong những nguyên nhân khiến cho điện thoại Android chạy chậm chính là việc thiết bị của bạn tải quá nhiều ứng dụng dẫn tới bộ nhớ điện thoại bị đầy. 
Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem ứng dụng nào không sử dụng đến có thể loại bỏ đi. Bằng cách vào phần Cài đặt => Ứng dụng, chọn ứng dụng cần gỡ và bấm nút Gỡ cài đặt. 

Xóa bỏ những ứng dụng không dùng đến

2. Xóa bộ nhớ CACHE 

Việc cài đặt phần mềm, lưu trữ nhiều ứng dụng, tệp tin, hình ảnh, video…sẽ làm cho bộ nhớ đệm trên điện thoại tăng lên nhanh chóng. Do đó, khiến cho hệ điều hành Android bị chậm

Lời khuyên dành cho bạn là hãy sử dụng các phần mềm dọn rác thiết bị để làm sạch chúng. 

Vào mục Settings và tìm đến menu quản lý ứng dụng. Chọn Cached Data và xác nhận việc này. Ứng dụng hoàn toàn không bị xóa khỏi máy. Cách khác là vào mục quản lý bộ nhớ và xóa toàn bộ Catched Data

Ngoài ra, để smartphone chạy mượt, bạn hãy xóa các tệp tin thừa trong máy đi như các file đã tải xuống trước đó, ảnh thì có thể đồng bộ qua Google Drive, copy file từ bộ nhớ trong sang thẻ nhớ hoặc máy tính.

3. Không dùng ảnh động

Lý do này sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ. Các hình ảnh động sẽ làm cho chiếc smartphone của bạn trở lên đẹp và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến cho điện thoại Android chạy chậm.

Bạn chỉ nên chọn những hình ảnh tĩnh để làm hình nền hay màn hình chờ cho điện thoại để cải thiện tốc độ chạy của Android 

Không dùng ảnh động

4. Tắt các ứng dụng chạy nền

Đa số các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại đều có thể chạy ngầm ngay cả khi bạn không thường xuyên sử dụng. Nếu tính trạng này kéo dài rất dễ khiến cho điện thoại bị giật lag, ì ạch. 

Để xử lý điện thoại Android chạy chậm, hãy tiến hành tắt các ứng dụng chạy nền bằng cách vào phần Cài đặt => chọn Ứng dụng => chọn Quản lý ứng dụng. Sau đó, bạn nhấp vào Ứng dụng muốn tắt (những ứng dụng mà bạn không hoặc ít sử dụng) => chọn Buộc đóng.

5. Sử dụng ứng dụng rút gọn hoặc thay thế

Đây là một cách làm khá hay giúp bạn giảm thiểu tình trạng đầy bộ nhớ. Thay vì phải tải nhiều phần mềm ứng dụng. Bạn có thể sử dụng 1 ứng dụng để dùng cho nhiều ứng dụng khác. Ví dụ như nếu bạn muốn truy cập vào Facebook, Youtube, Tiktok, Zing Mp3…có thể dùng Google Chrome để truy cập vào 3 ứng dụng này. 

6. Xóa bỏ ứng dụng Widget 

Extra Widgets là tiện ích bổ sung được trang bị trên hệ điều hành Android để giúp người dùng có thể mở các ứng dụng đã vào trước đó một cách nhanh chóng ngay trên màn hình chính. Thế nhưng, nếu bạn không kịp thời xóa những widget không cần thiết sẽ khiến cho điện thoại bị chạy chậm.

Để xóa bỏ ứng dụng này, rất đơn giản. Nhấn vào nút phía dưới bên trái màn hình, sau đó, chọn dấu X để tiến hành gỡ bỏ các widget. 

7. Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại

Khôi phục cài đặt gốc là cách mà nhiều người dùng sử dụng để xử lý điện thoại Android chạy chậm. Bạn chỉ cần vào phần Cài đặt => Sao lưu và đặt lại => Khôi phục cài đặt gốc.

8. Cài đặt ROM cook

Nếu máy của bạn chạy hệ điều hành cũ mà muốn nâng cấp tốc độ chạy nhanh và khỏe hơn thì có thể cài đặt ROM cook. ROM này được điều chỉnh để phù hợp với máy của bạn, không kèm bloatware, không có giao diện nặng nề. ROM cook sẽ thêm bớt ứng dụng, tính năng hoặc thay đổi giao diện người dùng. Tuy nhiên, hãy thật cẩn thận khi cài ROM, nếu không phải là chuyên gia thì nên nhờ người có kinh nghiệm cài giúp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *